字級大小 Kích thước chữ
大 Lớn 中 Trung 小 Nhỏ
Giới Thiệu Đạo Sư
Sơ Lược về Lão Pháp Sư Tịnh Không - Hội Trưởng Tịnh Tông Học Hội
Giáo sư danh dự Đại học Griffith và Đại học Queensland
Giáo sư thỉnh giảng Trường Đại học Nhân Dân Trung Quốc
Tiến Sĩ danh dự Trường Đại học Griffith, Đại học Queensland
Tiến Sĩ danh dự Trường Đại học Hồi Giáo Syarif Hidayatullah Indonesia
Viện Trưởng Tịnh Tông Học Viện, Chủ Tịch Tổng Sự Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông
Tịnh Không pháp sư, pháp danh Giác Tịnh, tự Tịnh Không sinh năm 1927 tại tỉnh An Huy, huyện Lư Giang Trung Quốc, tục danh Từ Nghiệp Hồng. Định cư ở Đài Loan vào năm 1949, năm 1954 tuần tự theo học với đại triết gia Phương Đông Mỹ, cao tăng Tạng Giáo Chương Gia đại sư và lão giáo sư về Nho và Phật học Lý Bỉnh Nam, học tập kinh sử triết học và Phật pháp 13 năm, nhưng dốc lòng với Tịnh độ tông của Phật giáo nhiều nhất.
Năm 1959 Pháp sư thế phát (xuất gia) tại Viên Sơn Lâm Tế Tự Đài Bắc, lấy việc hồi phục Thánh triết, giáo dục luân lý đạo đức, hoằng dương tinh thần từ bi của đại thừa Phật pháp làm trách nhiệm của mình. Đến nay giảng kinh giáo học đã 50 năm, không từng gián đoạn. Trước tiên Ngài đề xướng “Phật giáo” chính là “Giáo dục Phật Đà”, đẩy mạnh việc in tặng kinh điển là vận dụng thiết bị video, mạng lưới thông tin, truyền hình vệ tinh để phổ cập phong khí giáo dục toàn dân trong tinh thần nhân từ bác ái. Đến nay đã in hơn 6.500 bộ “Đại Tạng kinh” gởi tặng các trường học cao đẳng trên toàn cầu, thư viện Quốc gia và các đoàn thể Tôn giáo. Ngài từng được mời làm giáo sư Học Viện Tam Tạng chùa Thập Phổ, giáo sư hệ triết học đại học văn hóa Trung Quốc, viện trưởng Học viện Nội Học Trung Quốc. Sáng lập thư viện thị thính Hoa Tạng, Hội Gây Quỹ Giáo Dục Phật Đà và Tịnh Tông Học Viện Úc Châu. Chỉ đạo Tịnh Tông Học Hội Singapore thành lập “Lớp bồi huấn nhân tài hoằng pháp” hiện nay đã có hơn một trăm tổ chức giáo dục Phật Đà trên toàn cầu thỉnh mời Ngài làm đạo sư vĩnh cửu; với trên ngàn vạn thính chúng thông qua mạng lưới thông tin học tập theo Ngài.
Ngoài việc giảng kinh giáo học, Ngài còn vô cùng quan tâm chú trọng đến các lĩnh vực khác như y dược, giáo dục và sự nghiệp từ thiện cứu trợ, không phân biệt quốc gia, tôn giáo, quần tộc mà cống hiến lực lượng một cách bình đẳng chân thành. Đầu năm 1997, Ngài sống ở Singapore 3 năm, tích cực đoàn kết 9 đại tôn giáo tại Singapore cho người thế gian biết “các tôn giáo khác nhau trên thế giới thật sự có thể đoàn kết!” Sau đó Ngài lần lượt được trao công dân danh dự tiểu bang Texas, công dân danh dự thành phố Dallas của Mỹ, công dân danh dự thành phố Toowoomba Úc Châu, danh dự tối cao của Bộ Tôn giáo Indonesia và Tiến sĩ vinh dự, Giáo sư vinh dự của các trường Đại học Griffith, UQ, QUT của Úc và Đại học Hồi giáo Syarif Hidayatullah Indonesia. Năm 2005, Ngài được nữ hoàng Anh quốc trao Huân chương vinh dự AM, một lần nữa khẳng định việc cống hiến vượt trội về mặc đoàn kết tôn giáo và giáo dục đa nguyên văn hóa. Trong suốt nữa thế kỷ vừa qua, dấu chân của Ngài đã in khắp năm châu. Nhiều lần đại diện các trường Đại học đến các nước Á châu và Úc Châu tham gia Hội nghị hòa bình Quốc tế; nhiều lần đi cùng đoàn đại biểu của 9 đại tôn giáo Singapore, 5 đại tôn giáo Indonesia và Malaysia phỏng vấn các Thánh địa và trường Đại học Trung quốc (tận đến miền xa Tân Cương), La Mã, Ai Cập, đồng thời quyên tặng vào quỹ xây dựng bệnh viện Tăng già của Thái Lan. Thật sự đã mở ra một bước tiến lớn hóa giải sự ngăn cách giữa Phật pháp Nam Bắc truyền hơn hai ngàn năm qua. Những nơi Ngài đến chẳng những được sự ủng hộ quý kính sâu dày của tín chúng Phật giáo mà còn là người bạn tốt cư xử chân thành học tập, giao lưu thân thiết giữa các nhân sĩ tôn giáo.
Vào năm 2005, đại diện tổ chức UNESCO tại Úc đã nhiều lần phỏng vấn Ngài, hy vọng hợp tác với Tịnh Tông Học viện Úc Châu mời những vị giáo sư cao niên thật sự có ái tâm, có đạo đức học vấn, những chuyên gia học giả để diễn giảng. Thêm vào đó là chương trình giáo học “Đệ Tử Quy”, “Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo” dùng sáu loại ngôn ngữ: Trung, Anh, Ả Rập, Tây Ban Nha, Nga và Pháp đẩy rộng đến toàn thế giới. Không những vậy, Ngài còn sử dụng mạng lưới thông tin, truyền hình vệ tinh liên tục truyền phát đến các địa phương 24 giờ trên toàn thế giới, cung cấp cho mọi người từ khắp nơi trên thế giới nhận thức và học tập giáo dục thần thánh chí thiện viên mãn về luân lý, đạo đức và nhân quả của tôn giáo. Ngài còn vì sự suy kém của các tôn giáo hiện đại thiên về hình thức mà thiếu thực chất, tích cực đề xướng thành lập Đại học Tôn giáo, hoặc Đại học Đa Nguyên Văn Hóa, đào tạo các nhân viên truyền giáo cho các tôn giáo đi sâu vào giáo nghĩa nâng cao chất lượng. Thành kính mong các vị học giả của các tôn giáo có thể phụng hành tinh thần bác ái nhân từ của vị Chân - Chủ thần thánh, thực hiện lý tưởng đại đồng của một xã hội hài hòa.
Vì muốn xây dựng nền tảng vững chắc cho giáo dục Thánh hiền về luân lý, đạo đức, nhân quả, Tôn giáo và Khoa học, vào năm 2006 Ngài đã mua miếng đất tại Queensland Úc Châu với hy vọng xây dựng trường học đào tạo giáo chất ưu tú cho các tôn giáo trên thế giới về truyền thống văn hóa, lấy “Đệ Tử Quy” của nhà Nho, “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” của Đạo giáo và “Thập Thiện Nghiệp Đạo” của Phật giáo làm giáo dục, giới luật căn bản cho việc giáo học, yêu cầu toàn thể Thầy lẫn Trò phải thực hiện ba môn khóa trình này 100%. Do đó ba môn học này chẳng những là học thuật căn bản của ba nhà Nho, Thích, Đạo, còn là giáo dục đại căn đại bổn của “Nhân từ bác ái, thành kính khiêm hòa”. Bởi vì xã hội ngày nay mà Ngài càng nhấn mạnh rằng: “Duy chỉ có hiểu sâu về giáo dục nhân quả mới có thể tự lợi lợi tha, tự độ độ tha. Nếu không hiểu rõ nhân quả cho dù có học tập giáo dục luân lý, đạo đức cũng dễ bị rơi vào mặt hình thức”. Tiên sinh An Sĩ từng nói: “Mọi người đều hiểu rõ nhân quả thì thiên hạ thái bình, mọi người không hiểu rõ nhân quả thì thiên hạ sẽ đại loạn”. Nếu không thực hiện cụ thể thì tất cả học vấn, đức hạnh của thế xuất thế gian đều như lâu đài trên không, rất khó thành tựu việc tự hành hóa tha.
Vào thế kỷ 20, Tiến sĩ Tom Burnby người Anh từng nói: “Muốn giải quyết vấn đề xã hội của thế kỷ 21 duy chỉ có học thuyết Khổng, Mạnh và đại thừa Phật pháp”. Với kinh nghiệm nhiều lần tham gia hội nghị hòa bình Quốc tế, Ngài nhận thức một cách sâu sắc rằng chỉ có xây dựng địa điểm mô phạm về xã hội hài hòa mới có thể giúp cho người thế gian hiểu rõ và khẳng định “Nhân tính bổn thiện (bản tánh con người vốn thiện lành)”, đồng thời cho người thế gian biết “Hài hòa là có thể thực hiện được”. Do đó Ngài kiên trì nguyên tắc xử thế “Đản khai phong khí bất vi sư (tạo dựng phong khí tốt lành mà không tự hào xưng danh)”, ở quê hương của Ngài - huyện An Huy Lư Giang, thị trấn Thang Trì - đã cho xây dựng trung tâm giáo dục văn hóa, bồi dưỡng giáo chức giáo dục luân lý, đạo đức mở rộng giáo dục luân thường cho toàn dân trong thị trấn. Các Thầy, Cô trải qua 2 tháng nổ lực học tập chuyên sâu, sau đó đi xuống miền quê dạy học, chỉ trong vòng 3 - 4 tháng đã giúp cho 48 ngàn cư dân trong thị trấn nâng cao trình độ đạo đức một cách rõ ràng như phong cách nhân dân chất phát, biết lễ nghĩa. Khiến lãnh đạo và người dân địa phương nhận thức sâu sắc “Xã hội hài hòa, thế giới hài hòa” không phải là khẩu hiệu!
Cả một đời cật lực tuyên dương giáo dục luân lý, đạo đức thánh hiền của Ngài, lấy lý niệm “đoàn kết các tôn giáo và quần tộc làm cơ sở cho việc hòa bình thế giới” việc này đã khiến cho vô số những Tiến sĩ, nhân giả trong các ngành nghề trên toàn thế giới vô cùng xúc động. Việc làm này đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) lấy làm tiền đề vào tháng 10/2006 cho việc giáo dục hòa bình, thỉnh mời Ngài đến Tổng bộ Paris nước Pháp tiến hành hoạt động ba ngày lễ Phật đản thứ 2550 tuyên dương những lý niệm quan trọng qua nhiều phương diện như là: Tôn giáo có thể đoàn kết, nhân dân có thể dạy dỗ thành người tốt, giáo dục truyền thống văn hóa Thánh hiền vẫn có thể thực dụng sâu sắc đối với xã hội hiện đại. Lễ khánh đản lần này có đến 192 Đại sứ các nước, Đại biểu đoàn thể, Tổng bí thư của Unesco Liên hiệp quốc và các quan viên quan trọng của nước Pháp cùng đến tham dự, đối với các nhân sĩ tôn giáo trên toàn cầu và những vị yêu thích hòa bình mà nói hoạt động lần này thật sự mang ý nghĩa sâu sắc, quan trọng vô cùng.
Vào tháng 2 năm 2009, được sự hỗ trợ và tán dương của thủ tướng Úc Châu Kevin Rudd, Ngài được trao chức lãnh đạo Tịnh Tông Học Viện và Trường Đại học Griffith hợp tác tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Đa nguyên Tôn giáo, lấy chủ đề “Tôn giáo thế giới là một nhà” nhằm thúc đẩy việc hòa bình và hài hòa trong các địa phương Úc Châu và các nước Châu Á, diễn ra trong ba ngày tại tòa thị chính thành phố Brisbane với 288 vị Đại biểu của 148 Tôn giáo, Chính phủ, Thương mại, Y tế, các Trường Đại học, Cảnh sát và Truyền thông từ các nơi của Á Châu, Úc Châu đến tham dự. Hội nghị được hưởng ứng rất nhiệt tình, như đại diện của Trung tâm Sydney Vedanta cũng từng phát biểu: “Quý vị tổ chức Đại hội Thượng đỉnh Đa nguyên Tín ngưỡng này chẳng những lợi lạc cho nhân dân trong khu vực, mà thậm chí còn là sự cống hiến to lớn đối với nhân loại, bởi vì những đề tài tham khảo đều là quan tâm đến thế giới. Hội nghị này đã để lại một dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử nhân loại, chờ thời gian nhất định sẽ tạo ra sự cống hiến càng có ý nghĩa hơn”.
Tóm lại, “Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi, nhìn thấu, buông xả, tự tại, tùy duyên, niệm Phật” là nguyên tắc bất biến để lập thân xử thế của pháp sư Tịnh Không.
“Nhân từ bác ái”, “Tu thân làm gốc, giáo học đi đầu” là tông chỉ chủ yếu trong việc giảng kinh dạy học của Ngài.
“Thành kính khiêm hòa”, “Khiến tất cả chúng sanh phá mê khai ngộ, lìa khổ đạt vui”, là ý nghĩa chân thật trong sinh mạng của mình.
Designed by ACubeDT